Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Giảm chi phí vốn và chi phí vận hành nhờ công nghệ ảo hóa của VMware


- Công nghệ ảo hoá VMware giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí vốn và chi phí vận hành, tối thiểu hóa mọi khả năng mất mát doanh thu do thời gian downtime, cạn kiệt tài nguyên và bị lỗi.

- Giảm chi phí vốn nhờ cơ chế hợp nhất máy bàn và server.



- Công nghệ ảo hóa của VMware giảm footprint của hạ tầng vật lý của doanh nghiệp bằng cách hợp nhất phần cứng của máy bàn và server dư thừa.

- Nâng cao hiệu suất sử dụng từ 5-15% lên 80%.

- Giảm chi phí xây dựng trung tâm dữ liệu 1.000 USD/ m2.

- Đạt mật độ máy ảo cao hơn tư 50-70% trên một host so với các giải pháp ảo hóa khác

- Chi phí trên mỗi ứng dụng thấp hơn 20-30%.

- Giảm chi phí vận hành nhờ quản lý tốt hơn và tự động hóa.

- Chuyển những nhiệm vụ thường xuyên sang các công việc có kế hoạch để mang lại giá trị thiết thực cho doanh nghiệp. VMware tập trung quản lý những phần quan trọng nhất là toàn bộ dịch vụ hạ tầng CNTT và mức độ cung cấp dịch vụ bằng cách giảm đi mức độ phức tạp trong quản lý các ứng dụng. 
vCenter cải thiện tầm nhìn và khả năng kiểm soát hạ tầng CNTT một cách linh động.

- Loại trừ mất mát của doanh nghiệp vì sự ngưng hoạt động của data center.

- Tiết kiệm thời gian nhờ cơ chế tự động kiểm tra và khôi phục nhanh chóng và đáng tin cậy.

CÔNG NGHỆ ẢO HOÁ CỦA VMWARE


Đa số chúng ta đều biết những lợi ích của công nghệ ảo hoá, nhưng không phải công nghệ của nhà cung cấp nào cũng giống nhau. Long Vân lựa chọn công nghệ ảo hoá của VMware cho hạ tầng công nghệ của mình.

VMware là tập đoàn dẫn đầu trong ngành công nghệ ảo hoá, chiếm đến 77% thị phần thế giới. Những găm gần đây, khi ảo hoá trở thành xu thế, các tập đoàn lớn như Google, Oracle, Microsoft, Sun.. đều nhảy vào mảng này để giành lấy từng miếng nhỏ thị phần từ thị trường béo bở này, tuy nhiên đến nay VMware vẫn đang thống trị. Từ những tập đoàn đa quốc gia đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ, toàn thế giới có hơn 480.000 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công nghệ ảo hoá của VMware.



Ưu điểm của công nghệ ảo hoá VMware

- Công nghệ toàn diện và hoàn hảo nhất.
- Được xây dựng dựa trên tính sẵn sàng cao (HA - High Availability) cho tất cả các ứng dụng.
- Sự ổn định và bảo mật chưa có đối thủ nào sánh kịp.
- Cài đặt dễ dàng nhất và nhanh nhất.
- Trung tâm dữ liệu đẳng cấp thế giới có kích cỡ phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hơn.

- Một nền tảng toàn diện, đã được chứng minh là hoàn hảo nhất, VMware vSphere là thế hệ thứ 5 của công nghệ ảo hóa luôn dẫn đầu và chưa có sản phầm nào sánh kịp. Nó mang đến sự ổn định cao hơn, năng suất vượt trội và hiệu suất vượt xa những giải pháp ảo hóa khác trên thị trường. Công nghệ ảo hóa ưu việt của VMware được công nhận là được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới bởi các nhà chuyên gia phân tích công nghệ.

- Khả năng sẵn sàng cao của các ứng dụng. Với mô hình truyền thống, phần cứng và phần mềm phải mua từng phần riêng biệt, hạ tầng CNTT có tính sẵn sàng cao vẫn còn phức tạp và tốn kém chi phí. Nhưng với công nghệ ảo hóa của VMware tích hợp High Availability (tính sẵn sàng cao) và fault tolerance ( khả năng chịu lỗi) vào ngay nền tảng của Doanh nghiệp để bảo vệ các ứng dụng ảo hóa của Doanh nghiệp. Nhờ các tính năng trên nên node hoặc server không bao giờ bị lỗi, tất cả máy ảo tự động khởi động trên một máy chủ khác mà không có thời gian downtime (thời gian ngừng hoạt động) và không bị mất dữ liệu.

- Cài đặt dễ dàng theo hướng dẫn bằng wizard (hướng dẫn bằng thuật sĩ) giúp cho việc cài đặt và cấu hình không còn phức tạp nữa. Doanh nghiệp có thể nâng cấp và chạy thêm ứng dụng của bên thứ ba vào.

- Việc quản lý được tối giản và hợp lý hóa, giúp nâng cao năng suất và giảm cơ cấu nhân sự phục vụ cho IT. Nhà quản trị có thể quản lý và điều khiển được cả hai môi trường vật lý và ảo hóa thông qua giao diện website. Các đặc tính tiết kiệm thời gian như triển khai tự động, tự động cập nhật các phiên bản và tự động di chuyển các máy ảo chỉ trong vài phút để giảm các công việc, thủ tục rườm rà mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. 

- Sự ổn định và hiệu suất cao hơn. Nền tảng kết hợp CPU và bộ nhớ được cải tiến nhỏ gọn hơn, hypervisor (công nghệ ảo hóa phần cứng) được xây dựng có mục đích để giảm các bản vá lỗi và những hạn chế của I/O. Do đó, đối với những công việc phức tạp và tốn sức, những lợi thế của VMware thường gấp 2 tới 3 lần so với đối thủ cạnh tranh gần nhất.

- Tính bảo mật ưu việt hơn. Hypervisor của VMware mỏng hơn các đối thủ cạnh tranh, nó chỉ dùng ổ đĩa có 144 MB so với ổ đĩa từ 3 tới 10 GB của đối thủ cạnh tranh. Với hypervisor nhỏ để lại ít footprint hơn (dấu vết những công việc đã thực hiện), được bảo vệ tốt hơn để chống lại sự đe dọa và các cuộc tấn công từ bên ngoài, bảo mật toàn diện và giảm các đe dọa xâm nhập vào hệ thống.
cong-nghe-ao-hoa-vmware

- Tránh lãng phí tài nguyên: VMware vượt trội hơn so với các giải pháp ảo hóa khác vì đem lại 50 tới 70% mật độ máy ảo trên cùng một host, nâng cao khả năng sử dụng server từ 15% lên 80%. Doanh nghiệp có thể chạy nhiều ứng dụng mà vẫn sử dụng ít phần cứng hơn so với các nền tảng ảo hóa khác, tiết kiệm đáng kể chi phí vốn và chi phí vận hành.

- Tính kinh tế: VMware đem lại hiệu suất cao nhất nhưng không tốn kém. Bắt đầu với 165 USD trên 1 server, gói dịch vụ của doanh nghiệp sẽ hợp nhất nhiều ứng dụng trên một vài server, với hiệu suất cao hơn và tổng chi phí sở hữu (TCO) thấp nhất trong ngành.

Tóm tắt những lợi ích chính của công nghệ ảo hóa VMware

- Tiết kiệm chi phí nhiều nhất.
- Công suất sử dụng server cao nhất.
- Xây dựng trên nền tảng HA (tính sẵn sàng cao).
- Không có thời gian downtime ( không có thời gian các hoạt động của Doanh nghiệp bị gián đoạn) khi gặp sự cố.
- Hiệu suất sử dụng cao nhất.
- Sự ổn định chưa có đối thủ sánh kịp.
- Bảo mật cao nhất.
- TCO thấp nhất.
- Quản lý dễ dàng và nhanh chóng nhất.

GIẢI PHÁP ATOM CHO ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY


Intel vừa mới giới thiệu một dịch vụ lưu trữ đám mây mới dựa trên giải pháp lưu trữ với chip xử lí Atom, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng. Phù hợp cho những ai có nhiều dữ liệu mà hay di chuyển nhiều.

Đối với người dùng các thiết bị máy tính thì nguồn thông tin dữ liệu được lưu trữ trên máy chính là tài sản quý giá nhất. Máy tính có thể bị hư hỏng, nhưng dữ liệu thì nhất định không được mất. Và với tốc độ phát triển ngành công nghệ thông tin vượt bậc như hiện nay thì cần phải có một công nghệ hỗ trợ con người trong việc quản lý một lượng thông tin khổng lồ. Động thái mới của Intel cho thấy hãng đang cố gắng tập trung vào các vấn đề bảo vệ tính riêng tư với những thiết bị NAS mới có chức năng sao lưu tự động cũng như khả năng chia sẻ tập tin giữa các người dùng một cách an toàn và cá nhân.



Ngày nay người dùng có thể lưu trữ rất nhiều thông tin dữ liệu như hình ảnh, video, phim, nhạc với một dung lượng vô cùng lớn. Khi dùng điện thoại hay máy tính bảng chụp ảnh, trung bình một tấm ảnh số có dung lượng 3 MB, quay video thì dung lượng chiếm sẽ còn cao hơn nhiều, có thể lên đến cả TB nếu bạn không nén.

Những sản phẩm mà Intel công bố thực chất đều là các thiết bị lưu trữ mạng (NAS) hoạt động dựa trên các vi xử lí Intel Atom D2550 hoặc D2500. Đây là các thiết bị dành cho các dịch vụ bảo mật, lưu trữ và chia sẻ nội dung thông qua đám mây. Atom là nền tảng phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng nhằm quản lí những nhu cầu lưu trữ thời gian thực đang ngày càng tăng lên, hệ thống xây dựng trên Atom còn có khả năng tương thích đa phương tiện và hỗ trợ các chương trình chống mã độc như McAfee AntiVirus và VirusScan. Để sử dụng, chỉ cần mở trình duyệt web trên thiết bị di động hoặc ở bất kì máy tính để bàn và laptop nào là có thể đăng nhập vào dữ liệu trên hệ thống.

ĐÁM MÂY CÁ NHÂN MY CLOUD


Đám mây cá nhân My Cloud là giải pháp cho phép người dùng lưu trữ nội dung số tất cả dữ liệu trên máy tính cũng như điện thoại của mình vào một ổ cứng cá nhân dạng đám mây. Sau đó, chỉ cần kết nối với Internet thì người dùng có thể đăng nhập hệ thống và truy xuất dữ liệu bất cứ lúc nào cũng được.



Công nghệ Cloud xuất hiện khá nhiều trong thời đại di động bùng nổ hiện nay và trở nên quen thuộc với mọi người. Rất nhiều thứ đã được “mây hóa” nhằm tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng như điện toán đám mây, dữ liệu. Điều này mang lại khả năng quản lý dữ liệu hiệu quả từ bất cứ nơi đâu miễn có kết nối mạng, do đó tính bảo mật và an toàn dữ liệu do người dùng phải phụ thuộc vào thuê server của nhà cung cấp dịch vụ. Đám mây cá nhân My Cloud ra mắt như là 1 chọn lựa tương tự nhưng nổi trội hơn do người dùng tự chịu trách nhiệm về dữ liệu cá nhân, nhờ vậy mà chi phí bỏ ra thấp hơn rất nhiều so với sử dụng các dịch vụ kể khác.


Có thể hiểu, My Cloud là một thiết bị cá nhân tích hợp ổ cứng nên dung lượng rất lớn so với những thông tin dữ liệu mang tính cá nhân, người dùng có thể dễ dàng đăng nhập và truy xuất dữ liệu khi kết nối với Internet. Lợi thế khi sử dụng đám mây cá nhân My Cloud là người dùng có thể kiểm soát được dữ liệu và không phải lo lắng tài liệu bị xóa đột ngột (các dịch vụ lưu trữ trực tuyến miễn phí khác không cam kết sẽ giữ dữ liệu của người dùng mãi mãi).

So với các dịch vụ lưu trữ đám mây khác thì đám mây cá nhân My Cloud sở hữu dung lượng rất lớn (cao nhất có thể lên đến 4TB), bên cạnh đó còn có thể mở rộng thêm dung lượng. Người dùng có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin từ tài liệu, hình ảnh cho đến các ứng dụng, tiện ích mà không bị hạn chế. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ cho bạn bè, người thân, mà vẫn có khả năng thiết lập các bảo mật, riêng tư khác nhau, không như các dịch vụ rất hạn chế về vấn đề chia sẻ dữ liệu.

Đám mây cá nhân My Cloud sẽ dần thay thế các sản phẩm tương tự nhờ tính năng vượt trội mà chi phí lại thấp hơn nhiều. My Cloud có tất cả các tính năng của máy chủ ảo thông thường, nhưng còn hơn thế, sản phẩm còn có thể kết nối với máy ảnh kỹ thuật số cho phép truyền dữ liệu trực tiếp và kết nối với ổ cứng gắn ngoài khác nhằm mở rộng dung lượng lưu trữ.

LÝ DO NÀO KHIẾN CLOUD SERVER ĐƯỢC TIN DÙNG?


Máy chủ ảo hiện nay đang là một xu thế được các doanh nghiệp vô cùng quan tâm, có thể nói máy chủ ảo không phải là dịch vụ mới lạ với doanh nghiệp, khi máy chủ ảo mang đến những lợi ích nhất định. Vậy lý do nào khiến Cloud server được tin dùng?



Nhu cầu tất yếu về lưu trữ

Đã từ lâu việc thuê máy chủ server là nhu cầu hết sức cần thiết với doanh nghiệp và cả những người dùng khác. Song với mặc dù máy chủ đã có những bước tiến nhất định trong thành quả của mình nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tốt những mong muốn về một máy chủ hoàn hảo cho doanh nghiệp khi người dùng. Nhất là sự gián đoạn khi có sự cố vật lý hay mức chi phí đầu và chi phí cần chi trả cho dịch vụ này khá cao, khiến cho các doanh nghiệp rất vất vả để duy trì nhưng hiệu quả mang đến cũng không được tốt như người dùng hay doanh nghiệp mong đợi.

Sự ra đời của máy chủ đám mây

Tuy nhiên với sự ra đời của máy chủ ảo đám mây những khó khăn trên đã được khắc phục vô cùng tốt. Đó cũng là lý do chính àm khi có nhu cầu thuê máy chủ người dùng và nhất là các doanh nghiệp lại quan tâm và lựa chọn máy chủ ảo đám mây hay Cloud server. Bằng việc ứng dụng thành công công nghệ điện toán đám mây, kết hợp cũng những ưu điểm của các loại máy chủ trước đó, máy chủ ảo đám mây thật sự đã mang đến cho người dung những bước đột phá mới về một máy chủ chất lượng, mạnh mẽ, luôn hoạt động ổn định khi có những lỗi vật lý xảy ra.

Tình hình ở Việt Nam

Hiện nay các công ty dịch vụ cho thuê máy chủ ở Việt Nam đã và đang phát triển một cách vượt bậc áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất của thế giới vào sử dụng việc lưu trữ cũng như cải tạo hệ thống nằm đảm bảo hệ thống hoạt động tốt giúp cho doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc lưu trữ hệ thống để yên tâm vào công việc sản xuất của mình. Với sự phát triển và không ngừng nâng cao của việc lưu trữ nên các công ty dịch vụ có sự cạnh tranh rất lớn ở các gói dịch vụ cũng như giá cả dịch vụ.


Với nhu cầu thuê server và lựa chọn dịch vụ Cloud server còn mang đến cho người dùng những hiệu quả hoạt động cao hơn như tính bảo mật thông tin của máy chủ, lưu trữ dữ liệu an toàn hơn khi dữ liệu luôn được cập nhật liên tục hằng ngày. Mặt khác việc quản lý doanh nghiệp hay quản trị từ xa cũng đơn giản hơn với nhiều hệ điều hành khác nhau. Tuy nhiên, sức hút đặc biệt của máy chủ ảo đám mây nằm ở việc người dùng chi trả dịch vụ với chi phí rất thấp, đồng thời có thể linh hoạt thay đổi mức tài nguyên mà mình cần, mỡ rộng hay thu hẹp tài nguyên đều nhanh chóng và đơn giản.

NHỮNG LO NGẠI VỀ CÔNG NGHỆ ĐÁM MÂY


Khi mới ra đời, đã có những lo ngại về công nghệ đám mây đặc biệt là tính an ninh và riêng tư. Nhiều người không thể tin tưởng để giao cho một công ty khác những dữ liệu quan trọng của mình. Mọi người vẫn cảm thấy an tâm hơn khi lưu trữ những thông tin dữ liệu bên trong két sắt của mình.



Tuy nhiên, Những lo ngại về công nghệ đám mây đã bị rất nhiều người phản đối kịch liệt vì những công ty cung cấp dịch vụ đều là những công ty uy tín, và danh tiếng của họ chính là yếu tố giúp họ phát triển vững mạnh. Đảm bảo sự an toàn và lợi ích của khách hàng cũng chính là đảm bảo cho chính bản thân họ vì vậy họ phải áp dụng mọi công nghệ cũng như thiết bị tối tân hiện đại nhất để bảo mật thông tin và dữ liệu. Nhưng vấn đề riêng tư lại là chuyện phức tạp hơn nhiều. Nếu một khách hàng có thể đăng nhập vào ứng dụng và dữ liệu của mình từ bất cứ địa điểm nào thì cũng rất có thể tính riêng tư của họ cũng không còn nữa. Bảo vệ sự riêng tư của khách hàng cũng chính là một nhiệm vô cùng quan trọng của các công ty cung cấp dịch vụ. Đơn giản nhất có thể đó là sử dụng công nghệ nhận dạng như username và password, hoặc dùng định dạng cấp phép – mỗi người dùng chỉ được phép sử dụng các dữ liệu và ứng dụng liên quan đến công việc của mình.

Độ bảo mật của công nghệ đám mây

Key-logging

Giới tin tặc thường dùng một số cách đột nhập có thể khiến những công ty sử dụng “đám mây” hết sức đau đầu. Thường thấy nhất đó là key logging (theo dõi bàn phím). Khi máy tính bạn bị “dính” key logging thì tất cả những thao tác trên bàn phím sẽ bị tin tặc ghi nhận lại. Và lẽ dĩ nhiên đó là username và password của bạn sẽ bị lộ. Tất nhiên, nếu máy tính của người dùng chỉ là một chiếc máy đầu cuối đã được phân luồng, sẽ không có cách nào cài key logging vào máy bạn được.

Tác động của công nghệ đám mây

Ngoài ra còn nhiều lo ngại về công nghệ đám mây như: liệu người dùng hoặc công ty đăng ký dịch vụ đám mây có được sở hữu dữ liệu không? Hay chính công ty cung cấp dịch vụ mới là người sở hữu chúng? Liệu một hãng cung cấp “mây” có quyền không cho khách hàng đăng nhập vào chính dữ liệu của mình hay không? Nhiều công ty, hãng luật và trường đại học đang tranh cãi sôi nổi về vấn đề này cũng như nhiều câu hỏi khác liên quan tới công nghệ đám mây.
Và liệu công nghệ đám mây sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác như thế nào? Thậm chí nhiều chuyên gia IT cũng tỏ ra lo ngại về công nghệ đám mây đối với chuyên ngành của mình. Khi một công ty sử dụng hệ thống máy phân luồng, nhu cầu về IT của họ cũng giảm đi. Điều này làm họ rất e ngại với công nghệ mới này.

Công nghệ đám mây vẫn là công nghệ tiên tiến nhất

Tuy rằng có nhiều quan ngại xung quanh công nghệ đám mây nhưng không ai có thể không thừa nhận những lợi ích mà công nghệ này mang lại cho mọi người là vô cùng lớn, không có giới hạn nên việc áp dụng một cách toàn cầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Chỉ có một cách để ngăn công nghệ đám mây đó là sự xuất hiện của một công nghệ mới thậm chí còn tối tân, hiện đại và lợi ích đem lại còn lớn hơn cả công nghệ đám mây, nhưng điều này chưa có ai dám khẳng định.

Những tính năng và thông số nổi bật của Cloud Server


Quản lý dễ dàng

Cloud Server cung cấp cho bạn giao diện quản lý Server trên nền tảng Web 2.0 với đầy đủ các tính năng trên trình duyệt, bạn toàn quyền quản lý tài nguyên, cài đặt lại Server,…. và các tính năng năng khác.

Truy cập từ xa

Bạn có thể truy cập, quản ý cũng như chia sẻ dữ liệu ở bất cứ đâu thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop có kết nối mạng.



Tính sẵn sàng cao

Hệ thống Cloud Server có cơ chế tự theo dõi trạng thái của các Server, hệ thống tự động chuyển đổi giữa các server khi mà một trong các Server gặp sự cố. Nghĩa lài một khi một. Sever trong Cloud  gặp trục trặc không thể kế nối, thì hệ thống sẽ chuyển tất cả những dữ liệu trong server bị hỏng đó qua những tài nguyên đang rỗi trong Cloud.

Khả năng mở rộng dễ dàng

Nếu doanh nghiệp cần cài thêm tài nguyên để thực hiện việc nào đó, bạn không cần phải thuê máy chủ mới, doanh nghiệp bạn có quyền được nâng cấp tài nguyên cho Cloud của mình, một cách  tiện lợi và nhanh chóng giúp bạn có thể nâng cấp Server theo nhu cầu sử dụng của mình.

Cấu hình cao và chuyên dụng

Cloud Server sử dụng hệ thống Server chuyên dụng của các hãng sản xuất hàng đầu như  Cisco, Dell, IBM và SuperMicro với cấu hình cao và nền tảng network vững chắc.


NHỮNG KHÁI QUÁT CƠ BẢN VỀ MÁY CHỦ CLOUD SERVER


Trước hết thì Cloud Server là một sản phẩm máy chủ tương tự như một chiếc máy chủ ảo (máy chủ VPS) nhưng được thiết lập thêm công nghệ Cloud Computing (công nghệ điện toán đám mây). Với những tính năng tiên tiến của công nghệ Cloud Computing giúp cho sản phẩm máy chủ Cloud Server có thêm nhiều tính năng vượt trội hơn so với những dòng máy chủ trước đây.



Tất cả những loại máy chủ trước đây đều có một giới hạn dung lượng nhất định, và việc nâng cấp thêm dung lượng cho máy chủ là việc khá khó và mất khá nhiều thời gian để thực hiện điều này, trong những lúc như thế máy chủ buộc phải tạm dùng hoạt động, gây ảnh hưởng rất nhiều cho doanh nghiệp cũng như người sử dụng. Bên cạnh đó, khi bạn có dự án triển khai thiết lập một ứng dụng hay gì đó mà phải có mặt máy chủ thì mới có thể thực hiện, khi đó bạn buộc phải mua/thuê thêm một hay nhiều chiếc máy chủ mới chứ không thể dùng chung với những máy chủ đang chạy những ứng dụng hay dự án khác. Tương tự như thế, cứ 1 dự án là một máy chủ, đối với nhiều doanh nghiệp lớn chi phí thuê (thậm chí là mua) thêm cũng không là vấn đế đề gì, nhưng điều đáng nói ở đây là việc quản lý nhiều máy chủ cùng một lúc như thế thì rất phiền tối.

Việc sử dụng những loại máy chủ thông thường như trước đây vẫn còn tồn tại rất nhiều những khuyết điểm khác. Nhưng với loại máy chủ Cloud Server có thể loại bớt được một số vấn đề bất cập thường thấy đó và chắc chắn là có thể thay thế hoàn toàn những loại máy chủ thông thường trước đây kể cả máy chủ ảo-VPS. Việc nâng cấp tài nguyên của Cloud Sever hết sức đơn giản và nhanh gọn, việc nâng cấp tài nguyên chỉ diễn ra tròng vài phút, và trong thời gian nâng cấp cũng không cần bảo trì máy chủ. Tất cả những dự án có thể triển khai trên cùng một loại máy chủ, không đủ tài nguyên thì có thể nâng cấp thêm, gần như không có giới hạn.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TẠI VIỆT NAM


Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ. Nó là một giải pháp điện toán dựa trên Internet, mà ở đó cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Tính linh hoạt của điện toán đám mây là một chức năng phân phát tài nguyên theo yêu cầu, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các tài nguyên tích lũy của hệ thống. Ngày trước, các trang web và các ứng dụng dựa trên máy chủ đã được thi hành trên một hệ thống cụ thể. Với sự ra đời của điện toán đám mây, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập mà không quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào.



Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt Nam đang dần tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel … Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ thông tin, chi phí đầu tư hạn chế… Hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin đều khá kỳ vọng khi nhận định về công nghệ này.

Bản chất của điện toán đám mây là sự hội tụ các thành tựu về nghiên cứu và phát triển công nghệ mới; các quan điểm về ứng dụng CNTT hiện nay ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Điện toán đám mây cũng là một trong những khái niệm mơ hồ nhất từ trước đến nay chúng ta gặp phải. Được nhiều nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin khẳng định, điện toán đám mây là mục tiêu mà thế giới cũng như ngành công nghệ thông tin trong nước hướng tới và đây chính là nhân tố thúc đẩy các quá trình chuyển đổi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dù hội tụ cho mình những tính năng vượt trội, nhưng công nghệ điện toán đám mây cũng chỉ giải quyết được phần nào những vấn đề thường gặp, nên chắc chắn ràng công nghệ này không phải dành cho tất cả mọi người và giải quyết cho mọi nhu cầu. Mặc dù lợi ích của điện toán đám mây là không thể phủ nhận, nhưng các doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố khác nhau khi tính đến chuyện ứng dụng điện toán đám mây.


Có thể nói điện toán đám mây đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để sử dụng những tiện ích này. Vấn đề là bản lĩnh của doanh nghiệp có dám ứng dụng công nghệ mới vào quản lý điều hành sản xuất kinh doanh hay không mà thôi. Vì vậy, dù công ty ở quy mô lớn hay nhỏ, bạn cũng nên thử dùng dịch vụ này, nếu không có thể bạn đã bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh trong tương lai.

Xây dựng một thế giới mới trên công nghệ đám mây



Sự gia tăng của các thiết bị thông minh, như smartphone, tablet, thiết bị theo dõi sức khỏe… Các loại thiết bị cá nhân này có năng lực tính toán mạnh mẽ được dùng ngày càng phổ biến hơn, cho công việc và lẫn mục đích cá nhân. Chính vì vậy, việc tạo ra những ứng dụng có thể chạy trên bất cứ thiết bị nào là cần thiết và công nghệ đám mây chính là điểm đến của mục địch này.



Điều người dùng mong đợi giờ đây là những ứng dụng tiện ích, thân thiện, dễ dàng tương tác và thời của các ứng dụng theo kiểu Windows đã qua rồi. Nếu không thể phát triển các ứng dụng đáp ứng được yêu cầu đó, người dùng sẽ sử dụng điện toán đám mây và các công cụ miễn phí để tạo ra các ứng dụng riêng cho chính mình.

Những nhà phát triển ứng dụng đang có nhiều công cụ trong tầm tay để lựa chọn, từ các ngôn ngữ lập trình chức năng đến nguồn tài nguyên vô tận trong đám mây. Nhưng những công cụ này cần đạt đến phạm vi lớn người sử dụng, cũng như số lượng ngày càng tăng của các thiết bị. Sự phát triển của các công cụ theo dõi sự kiện và sàng lọc hàng petabyte dữ liệu sẽ giúp cung cấp thông tin phản hồi để xác định những gì đang hoạt động, và những gì cần làm. Hệ thống học máy (học tự động - learning system) ở quy mô đám mây sẽ là một thành phần thiết yếu để triển khai Internet of things (IoT), quản lí thông tin từ hàng ngàn nguồn và xác định chính xác những gì là quan trọng.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Cloud Computing with Amazon EC2 – Free Tier Usage


Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center).Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của bạn.



Cloud computing (điện toán đám mây) là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Theo Wikipedia tiếng Việt thì điện toán đám mây có các lợi ích như là:

Các đặc tính

Như vậy, trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), bạn phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center) thì nay điện toán đám mây cho phép bạn giản lược quá trình mua/thuê đi. Bạn chỉ cần nêu ra yêu cầu của mình, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi (free) để đáp ứng yêu cầu của bạn. Chính vì vậy, có thể kể đến một vài lợi ích cơ bản của điện toán đám mây như sau :

Giảm chi phí : Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Rõ ràng thay vì việc phải cử một chuyên gia đi mua máy chủ, cài đặt máy chủ, bảo trì máy chủ thì nay bạn chẳng cần phải làm gì ngoài việc xác định chính xác tài nguyên mình cần và yêu cầu. Quá tiện!.

Giảm độ phức tạp trong cơ cấu của doanh nghiệp : Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa mà lại phải có cả một chuyên gia IT để vận hành, bảo trì máy chủ thì quá tốn kém. Nếu outsource được quá trình này thì doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào việc sản xuất hàng hóa chuyên môn của mình và giảm bớt được độ phức tạp trong cơ cấu.

Tăng khả năng sử dụng tài nguyên tính toán : Một trong những câu hỏi đau đầu của việc đầu tư tài nguyên (ví dụ máy chủ) là bao lâu thì nó sẽ hết khấu hao, tôi đầu tư như thế có lãi hay không, có bị outdate về công nghệ hay không … Khi sử dụng tài nguyên trên đám mây thì bạn không còn phải quan tâm tới điều này nữa.

Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, ví dụ Amazon, IBM, Microsoft, Google, etc. Tuy nhiên có lẽ Amazon là tên tuổi nổi trội nhất.

1. Nhận dạng đối tượng:

Các ví dụ điển hình là của các công ty như là koaaba (tôi có bài viết trước đây trên blog), snaptell (đã được Amazon mua lại), và gần đây nhất là anchovi. Các công ty để dịch vụ của mình "trên mây", và khi người dùng có nhu cầu thì gửi request cần nhận dạng (ví dụ thông qua iPhone) và hệ thống sẽ đáp ứng.

2. Ứng dụng web:

Ví dụ điển hình là cần thiết lập một website ví dụ cho dịch vụ thương mại điện tử. Với người không rành kĩ thuật, họ sẽ gặp rắc rối trong việc lựa chọn dịch vụ hosting, phần mềm chạy website và các vấn đề liên quan. Nếu có thể pack hết mọi thứ dưới dạng mộtvirtual appliance thì lúc đó người dùng sẽ có thể chạy được ứng dụng ngay mà ko cần biết nhiều các chi tiết bên dưới.

Tôi hiện đang là webmaster cho website ACM Multimedia 2012. Phải nói là rất tốn công sức cho việc cấu hình và bảo trì nó. Nếu tôi có thể pack cái site hiện có lại dưới dạng một virtual appliance thì có lẽ sẽ giúp cho những người ko chuyên như tôi ít tốn công sức hơn trong việc quản lí các website với nội dung tương tự.

Dịch vụ điện toán đám mây do Amazon cung cấp khá đa dạng và cảm giác đầu tiên khi tôi đọc nó phải nói là choáng ngợp. Nào là EC2, EBS, S3, etc. Rồi với dịch vụ EC2, nào là light utilization, heavy utilization, reserved instance, spot instance. Tôi nghĩ là với các bạn bắt đầu cũng đều ngợp như tôi do đó tôi muốn ghi lại ở đây một số thu lượm để các bạn đi sau tiện theo dõi.

Để dễ hiểu các price plan của Amazon EC2, nên bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất:

- Cấu hình phần cứng:  tốc độ và số lượng CPU core, dung lượng đĩa cứng, dung lượng RAM.

- Phần mềm: hệ điều hành (Windows, Linux, etc).

- Phần mềm ứng dụng trên đó: ví dụ WordPress.

- Tần suất sử dụng: sử dụng liên tục (ví dụ web hosting) hay chỉ trong một thời gian ngắn trong ngày, sử dụng trong vài năm hay chỉ trong một tháng.

Từ đây có thể hiểu các ý trong price plan của Amazon EC2.

- Instance Types: Amazon gọi một cái máy ảo (tức là có phần cứng + hệ điều hành + ứng dụng) là một instance và sẽ charge tiền trên thời lượng và số lượng instance mà bạn sử dụng. Tùy vào cấu hình phần cứng mà Amazon EC2 có nhiều loại như là Standard, Micro, High-Memory, High-CPU, Cluster Compute, and Cluster GPU. Một ứng dụng web thông thường kiểu như conference website thì chỉ cần Micro instance là ổn. Web site cho trường ĐH ở VN, hay các site thương mại điện tử ko có quá nhiều lượng truy cập thì có thể dùng Standard instance.

- Instance Purchasing Options: Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, Amazon đưa ra 3 lựa chọn, đó là On-Demand Instances, Reserved Instances và Spot Instances. On-Demand Instances là lựa chọn thông dụng nhất, tức là xài giờ nào trả giờ nấy. Reserved Instances hơi khác một chút là nếu mình cam kết sẽ dùng lâu dài trong một năm, hay ba năm thì giá mỗi giờ sẽ rẻ hơn nhưng sẽ phải trả tiền đặt cọc. Do đó, nếu bạn dự định dùng cho hosting website thì nên dùng Reserved Instances. Nếu chỉ muốn dùng trong một thời gian ngắn và không ổn định (ví dụ test chương trình) thì có thể dùng On-Demand. Spot Instances thì lại là một kiểu khác. Ví dụ tôi cần khoảng 1,000 instances trong vòng 2 tháng để xử lí video cho SIN task của TRECVID. Nếu xài On-Demand Instances thì mất 0.080$/hour. Tuy nhiên nếu xài Spot Instances, giá có thể rẻ hơn vậy bởi vì Amazon cho phép tôi bid dựa trên giá mà Amazon đưa ra. Bằng cách này, tôi có thể đặt maximum giá ví dụ là 0.050$/hour và khi nào giá của Amazon khớp với giá đó thì cái instance của tôi sẽ được chạy.

- Utilization: Trong tình huống dùng Reserved Instances, Amazon còn cho phép bạn chẻ nhỏ các tình huống sử dụng ra. Ví dụ nếu chỉ xài vài giờ trong ngày/tuần mà liên tục trong một năm thì có thể chọn Light Utilization. Nếu xài liên tục 24x7 thì chọn Heavy Utilization. Light Utilization sẽ có trên mỗi giờ sử dụng đắt hơn Heavy Utilization.

Nếu các bạn vẫn còn thấy phức tạp, vậy thì chỉ cần hiểu đơn giản như sau: Xài càng nhiều và liên tục thì giá sẽ rẻ hơn so với xài ít và ko liên tục. Chính sách giá đa dạng bản chất là để đảm bảo ai dùng đến đâu thì trả tiền đến đó.

Bảng dưới đây là để tham khảo và cho thấy rằng, nếu bạn chọn đúng price plan cho đúng nhu cầu của bạn thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Ví dụ nếu mình hosting một website chạy liên tục trong 3 năm, thì nếu ko biết đăng kí Reserved Instances, bạn có thể sẽ phải trả đến 81,550$/năm so với 54,263$/năm.

Tin vui là nếu bạn muốn thử nghiệm dịch vụ điện toán đám mây của Amazon EC2, bạn có thể đăng kí để được dùng miễn phí trong năm đầu tiên với Amazon Free Usage Tier.

Với 750 giờ miễn phí trong một tháng, bạn có thể chạy một instance liên tục (mất 24x30 ~ 720 giờ) hoặc là vài instances một lúc miễn sao tổng số giờ mà instance chạy dưới 750 giờ/tháng.

Lưu ý quan trọng là các instance được tính tròn theo giờ, có nghĩa là nếu bạn bật cái instance lên chạy 5 phút rồi tắt, rồi lại bật lại thì 5 phút trước đó sẽ được làm tròn thành một giờ. Ngoài ra, số giờ miễn phí là tính theo tháng, tức là nếu tháng này bạn xài không hết 750 giờ thì cũng ko được cấn trừ sang tháng sau.

Bên cạnh EC2, Free Tier Usage còn cho bạn xài nhiều dịch vụ khác nữa như EBS, S3, CloudWatch, etc. Hãy cẩn thận vì nếu bạn ko biết mà xài quá thì bạn sẽ charge tiền ngay lập tức. Nói cách khác, khi bạn dùng free tier, bạn phải nhớ là mình đang được dùng cái gì free, cái gì ko free. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình đang dùng free tier thì mình sẽ ko bị charge xu nào nên cứ dùng thoải mái.

Rủi ro của Điện toán đám mây




Dữ liệu di động - Hầu hết các SaaS hoặc các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có một số khả năng cho khách hàng để tải về và lưu trữ dữ liệu, nhưng chi phí của việc sử dụng ứng dụng của người khác mà thường là bạn không thể nhận được tất cả các dữ liệu của bạntrong đó có thể sử dụng trong một của nhà cung cấp phần mềm khác nhau.

Riêng tư - Hầu hết các hợp đồng điện toán đám mây bao gồm ngôn ngữ riêng tư hứa hẹn của một dữ liệu khách hàng là an toàn và riêng tư. Nhưng với phần mềm giám sát và quản lý điện toán đám mây vẫn còn rất mới, khả năng khách hàng biết chắc chắn rằng những người đang tìm kiếm những dữ liệu - đặc biệt là những người trong tổ chức của mình đang sử dụng nó được giới hạn.

Cấp độ dịch vụ - Điện toán đám mây không phải là hoàn toàn một dịch vụ bao gồm tất cả mặc dù khách hàng có khả năng tùy chỉnh các ứng dụng. Nhưng khả năng để thích ứng yêu cầu cấp dịch vụ cho các nhu cầu cụ thể của một doanh nghiệp là ít hơn so với các trung tâm dữ liệu xây dựng riêng với mục đích là để tiếp tục mục tiêu nâng cao khả năng kinh doanh của công ty.

Tương tác - khả năng tương tác cao tùy chỉnh các ứng dụng nội bộ mà nhiều công ty dựa vào nhiều nhất thường không tương thích với các cơ sở hạ tầng CNTT chung có sẵn trong các đám mây. Đó có thể là tốt với nhiều công ty, mà muốn sử dụng các ứng dụng chỉ tương đối chung chung bên ngoài tường lửa của riêng mình.

Nhược điểm của Điện toán đám mây



Ít hoặc không có vốn đầu tư - dịch vụ không khấu hao dần qua nhiều năm như chi phí vốn, do đó, có thể là một bất lợi thuế theo thời gian.

Công cụ giám sát và bảo trì chưa chín muồi và khả năng hiển thị vào các đám mây là có hạn, mặc dù thông báo gần đây của BMC, CA, Novell và những người khác rằng họ đang sửa đổi các ứng dụng quản lý trung tâm dữ liệu của họ để cung cấp kiểm soát tốt hơn dữ liệu trong điện toán đám mây Amazon EC2 và các dịch vụ đám mây.

Tiêu chuẩn chưa trưởng thành các nhóm như Distributed Management Task Force, Cloud Security Alliance và Open Cloud Consortium đang phát triển các tiêu chuẩn về quản lý tương thích, di chuyển dữ liệu, an ninh và các chức năng khác, nhưng thực sự tiêu chuẩn cấp độ chất lượng IT của công ty đòi hỏi vẫn còn một vài năm nữa, hầu hết các nhà phân tích đồng ý điều này.

Ưu điểm của Điện toán đám mây




Triển khai nhanh chóng - thêm dung lượng hoặc các ứng dụng phần mềm gần như cùng một thời điểm.

Đo lường chi phí - thanh toán trên dung lượng lưu trữ sử dụng, xử lý và phần mềm ứng dụng đồng nghĩa với việc sử dụng hiệu quả hơn chi phí cho CNTT.

Ít hoặc gần như không có chi phí đầu tư thiết bị.

Ít hoặc gần như không có chi phí vận hành, bảo trì - bảo trì từ xa từ máy trạm. Bạn không bao giờ phải đi chạm vào một máy chủ vật lý.

Chi phí thấp - Nhiều khách hàng sử dụng chung một cơ sở hạ tầng, do đó nhà cung cấp dịch vụ có thể trang bị một số lượng lớn thiết bị và khấu hao cho nhiều khách hàng, giảm chi phí cho mỗi đơn vị thiết bị đến từng khách hàng.

Những hạn chế của Điện toán đám mây là gì?


Theo Bob Laliberte, nhà phân tích của Enterprise Strategy Group: "Điện toán đám mây không chỉ bị tranh cãi về vấn đề pháp lý mà hơn nữa, đó là kỹ thuật. Chúng tôi nói về khó khăn để quản lý một môi trường ảo hóa, nơi các ứng dụng của bạn đang chạy ẩn trên đó và phần cứng đang nói dối bạn. Thậm chí còn nhiều hơn với điện toán đám mây, bạn phải cố gắng để quản lý phần cứng của người khác mà lầm tưởng là của mình."

"Không có đám mây đơn lẽ trong điện toán đám mây. Tất cả SAAS và các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ đám mây khác đều sử dụng kỹ thuật, tiêu chuẩn khác nhau. Điều này có nghĩa là mối liên hện của các nhà cung cấp sẽ hoàn toàn khác nhau. Bạn không thể áp dụng công cụ hoặc qui trình kinh doanh có sẵn cho dịch vụ điện toán đám mây."




"Theo dõi kết khối lượng công việc sau khi di chuyển hệ thống vào môi trường điện toán đám mây thường có nghĩa là sử dụng một phần hoặc toàn bộ ứng dụng quản lý tích hợp không hoàn hảo so với các ứng dụng quản lý hiện tại của công ty. IBM, HP, BMC và các nhà cung cấp công cụ quản lý hệ thống data center khác đang bổ sung thêm các chức năng quản lý đám mây càng nhanh càng tốt để thu hút khách hàng, công việc mà họ chưa từng làm trước đây."

Theo James Staten, nhà phân tích data center cho Forrester Research: "Bạn cũng không thể di chuyển ứng dụng giữa các nhà dịch vụ điện toán đám mây với hy vọng chúng sẽ hoạt động trên môi trường mới ngay cả với kỹ thuật ảo hóa tốt nhất"

"Để di chuyển qui trình ứng dụng hoạt động của công ty vào môi trường điện toán đám mây đòi hỏi ít nhất khối lượng công việc IT tương tự như khi di chuyển qui trình ứng dụng từ hệ thống server hiện tại đến hệ thống server thực  hoặc server ảo hóa mới bao gồm việc cấu hình lại các kết nối đến tài nguyên mạng và lưu trữ."

"Rất nhiều CIO quan tâm đến đám mây nội bộ nhưng họ đang thận trọng về vấn đề hiệu suất và bảo mật hệ thống vốn có trong điện toán đám mây."

VMware, hãng cung cấp phần mềm ảo hóa lớn nhất toàn cầu cũng nhảy vào cuộc dựa trên chiến lược công nghệ của mình với ý tưởng rằng các công ty sẽ có thể ảo hóa tất cả tài sản vào "đám mây nội bộ", hoạt động liên kết mạnh mẽ với các đám mây bên ngoài cũng dựa trên phần mềm ảo hóa VMware.

Các CIO đang chuẩn bị cho việc đưa hệ thống vào điện toán đám mây cho rằng việc sử dụng đám mây bên ngoài dễ gây ra các vấn đề nhạy cảm, các số liệu cần phải được kiểm soát chặt chẽ hơn thậm chí còn quan trọng hơn khi sử dụng môi trường IT nội bộ. Đặc biệt vì có quá ít công cụ quản lý điện toán đám mây liên hệ bắt tay được với nhau giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Họ đề nghị đưa ra bảng checklist tất cả các vấn đề cần để thông qua trước khi quyết định làm thế nào hoặc có sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây hay không. Mặc dù mục đích của điện toán đám mây là đơn giản nhưng cơ chế hoạt động giao tiếp thường phức tạp hơn nhiều.

"Có nhiều vấn đề phức tạp hơn là cái mà mọi người đang thừa nhận", Staten nói.

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nào
Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Điện toán đám mây khác nhau, thậm chí ngay cả các dịch vụ cơ bản nhất đến dịch vụ cơ sở hạ tầng nhưng giá cả của dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào lựa chọn dịch vụ của bạn.

Amazon: Elastic Compute Cloud (EC2), dịch vụ cơ sở hạ tầng nổi tiếng nhất với mức giá dịch vụ tính theo dung lượng terabyte hàng tháng. Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ của mình bao gồm cả hệ điều hành, mức độ bảo mật, điều khiển truy cập, API và thanh toán theo dung lượng sử dụng.

Google: App Engine: Gmail là dịch vụ miễn phí cho sử dụng cá nhân và bắt đầu vào khoảng $ 50 cho mỗi hộp thư cho việc triển khai của công ty với tên miền riêng. App Engine của Google cho phép khách hàng xây dựng Java ảo hoặc các ứng dụng Web Python trên máy chủ Google, và thanh toán bằng các gigabyte khi dung lượng của họ vượt quá 500MB dữ liệu miễn phí và khả năng phục vụ 5.000.000 lượt xem trang mỗi tháng.

Skytap Virtual Lab: Skytap ít người biết đến cung cấp một nền tảng mà trên đó khách hàng có thể chạy các máy ảo và các ứng dụng mà không xây dựng cơ sở hạ tầng ảo cho riêng mình. Khởi đầu ở mức $ 500 mỗi tháng và tăng với khối lượng lưu trữ và truyền dữ liệu.

VMware vSphere4: VMware, dẫn đầu thị trường công nghệ ảo hóa, đã chuyển sang công nghệ điện toán đám mây ví dụ như với vSphere 4. Trong khi một số nhà cung cấp, chẳng hạn như Google, không đồng ý với nhấn mạnh vào các đám mây riêng của VMware, VMware gần đây đã gia nhập các đối tác lớn trong nỗ lực của mình để giúp khách hàng sử dụng một kết hợp của công nghệ đám mây riêng và đám mây công cộng.

Microsoft Azure: Hypervisor xây dựng vào Windows Server 2008 cạnh tranh trực tiếp với phần mềm ảo hóa của VMware, nhưng Azure của Microsoft là sản phẩm chính thức tham gia vào điện toán đám mây. Vẫn còn trong phiên bản beta, Azure cung cấp các dịch vụ cơ sở dữ liệu và nền tảng bắt đầu từ 0,12 $ mỗi giờ cho tính toán cơ sở hạ tầng; $ 0,15 cho mỗi GB cho việc lưu trữ, và $ 0,10 trên 10.000 giao dịch cho việc lưu trữ. Đối với SQL Azure, một cơ sở dữ liệu điện toán đám mây, Microsoft đang sạc 9,99 USD cho một bản Web, trong đó bao gồm một cơ sở dữ liệu 1 gigabyte quan hệ, và $ 99,99 cho một bản kinh doanh, nắm giữ lên đến một cơ sở dữ liệu quan hệ 10 gigabyte. Đối với dịch vụ NET - một tập hợp các công cụ phát triển dựa trên Web để xây dựng các ứng dụng dựa trên đám mây - Microsoft tính phí $ 0,15 trên 100.000 hoạt động tin nhắn, bao gồm tin nhắn Luồng Dịch vụ (Services Bus) và thẻ kiểm soát truy cập (Access

Tại sao tôi cần Điện toán đám mây?


Theo các nhà phê bình, có nhiều lý do để nhiều người gần như không muốn sử dụng điện toán đám mây.

Các đối số cho điện toán đám mây rất đơn giản: có được dịch vụ trung tâm dữ liệu phức tạp theo yêu cầu, chỉ trong số lượng bạn cần và có thể trả tiền cho, ở các cấp độ dịch vụ mà bạn đã thiết lập với các nhà cung cấp, với khả năng bạn có thể thêm hoặc bớt đi theo ý muốn.



Tuy nhiên, nếu người khác sở hữu cơ sở hạ tầng máy tính mà bạn sử dụng dịch vụ trên đó, bạn không có các cách nào kiểm soát dữ liệu và hiệu suất của các ứng dụng của bạn mà bạn có thể cần, chưa kể đến khả năng kiểm soát hoặc thay đổi các quy trình và chính sách ngay cả cho người dùng đã được chứng thực làm việc.

Một loạt các nhà cung cấp phần mềm đang đổ xô vào thị trường để điền vào khoảng cách với các công cụ quản lý, nhưng các bộ sản phẩm ứng dụng đó còn khá non nớt để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Theo Chris Wolf, nhà phân tích ảo hóa và cơ sở hạ tầng tại Burton Group, "Tuân thủ HIPAA, Sarbox và các quy định khác của liên bang - và quan trọng hơn, thể hiện kiểm soát mà bạn có - là vô cùng khó khăn với điện toán đám mây. Nói về ảo hóa trong điện toán đám mây, phải có ít nhất một vài nền tảng chung hoặc phần cứng đằng sau nó.

Điện toán đám mây không có kích cỡ phù hợp cho tât cả các nhu cầu giải pháp. Bạn có thể có thể cảm nhân sự khác nhau của SAAS, EC2 của Amazon và các dịch vụ cơ sở hạ tầng khác hoàn toàn khác nhau cách mà họ áp dụng cho lưu trữ, ứng dụng truyền thông... Đó là một vấn đề lớn.

Khách hàng sử dụng điện toán đám mây có nguy cơ mất dữ liệu bởi nó đã bị khóa vào các định dạng sở hữu độc quyền, có thể mất kiểm soát dữ liệu vì các công cụ để xem người nào đang sử dụng hoặc những người có thể xem dữ liệu nó khi nó di chuyển trên mạng được thực hiện không đầy đủ, hoặc có thể mất kiểm vì họ không biết khi nào hoặc lúc nào dữ liệu đã bị xâm nhập."


Có mấy loại điện toán đám mây

Có 3 loại điện toán đám mây cơ bản

Dịch vụ cơ sở hạ tầng (Infrastructure as a Service) - cung cấp mạng lưới hoặc các cụm máy chủ ảo hóa, mạng, lưu trữ và hệ thống phần mềm được thiết kế để làm tăng thêm hoặc thay thế các chức năng của toàn bộ một trung tâm dữ liệu. Ví dụ dịch vụ cao nhất là Amazon Elastic Compute Cloud [EC2] và Dịch vụ lưu trữ đơn giản (Simple Storage Service), IBM và các nhà cung cấp IT truyền thống khác cũng có các dịch vụ đơn giản như nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Verizon.




Dịch vụ nền tảng (Platform as a Service) - Cung cấp các máy chủ ảo hóa mà trên đó người dùng có thể chạy các ứng dụng hiện tại hoặc phát triển những cái mới mà không cần phải lo lắng về việc duy trì các hệ điều hành, phần cứng máy chủ, cân bằng tải hoặc năng lực tính toán. Các ví dụ bao gồm profile cao nhất Azure của Microsoft và Salesforce của Force.com.

Dịch vụ phần mềm (Software as a Service) - Mẫu được biết đến rộng rãi nhất và được sử dụng rộng rãi của điện toán đám mây, SaaS cung cấp tất cả các chức năng của một ứng dụng truyền thống phức tạp, nhưng thông qua một trình duyệt Web, không phải là một ứng dụng cài đặt nội bộ. SaaS loại bỏ các lo lắng về máy chủ ứng dụng, lưu trữ, phát triển ứng dụng, mối quan tâm liên quan đến phổ biến của CNTT. Ví dụ profile cao nhất là Salesforce.com, Gmail của Google và Apps, nhắn tin từ AOL, Yahoo và Google, VoIP Vonage và Skype.

Cloud Computing


Điện toán đám mây - Cloud computing: Định nghĩa của điện toán đám mây vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Công ty tư vấn Accenture đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn, hữu ích: Khả năng cung cấp năng động của IT (phần cứng, phần mềm, hoặc dịch vụ) từ các nhà cung cấp thứ ba qua mạng.




Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là mô hình điện toán, không phải là một công nghệ. Trong mô hình này, tất cả các máy chủ, mạng, các ứng dụng và các yếu tố khác liên quan đến trung tâm dữ liệu được triển khai sẵn sàng cho IT và người dùng cuối thông qua Internet, cho phép IT có thể mua từng loại và số lượng của các dịch vụ điện toán mà họ cần. Mô hình đám mây khác hạ tầng truyền thống trong đó khách hàng cần phải tốn nguồn lực để quản lý. Thay vào đó, họ cắm vào "đám mây" cho các dịch vụ cơ sở hạ tầng, các dịch vụ nền tảng (hệ điều hành), hoặc các dịch vụ phần mềm (chẳng hạn như ứng dụng SaaS), và hoạt động như trung tâm dữ liệu nội bộ hoặc máy tính cung cấp các chức năng tương tự.



Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ...".

Ngày nay, các thành phần liên quan đến CNTT như phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng ngày càng rẽ hơn, linh hoạt hơn và dễ dàng điều khiển, quản lý hơn cho các nhà quản trị trung tâm dữ liệu. Một ví dụ trong việc kinh doanh qua mạng là thay vì người dùng chờ đợi vài ngày hoặc vài tuần cho bất kỳ thay đổi phần cứng, các trung tâm dữ liệu điển hình có thể dễ dàng thêm dung lượng lưu trữ hoặc nâng cấp máy tính để phù hợp với sự phát triển nhanh của kinh doanh trực tuyến.

Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ.

Các điểm khác biệt của Điện toán đám mây
Các dịch vụ web-mail của Google và Yahoo, dịch vụ sao lưu của Carbonite hoặc MozyHome, ứng dụng quản lý tài nguyên khách hàng như Salesforce.com, nhắn tin và các dịch vụ voice-over-IP từ AOL, Google, Skype, Vonage và  dịch vụ của những hãng khác tất cả đều là dịch vụ điện toán đám mây, ẩn đằng sau một lớp trừu tượng để làm cho chúng đơn giản hơn với người dùng cuối, những người muốn có mô hình tính toán phức tạp của dịch vụ nhưng không cần quan tâm nó được thực hiện như thế nào.

Điện toán đám mâyvà thị trường Việt Nam


Không nằm ngoài xu thế, Việt Nam đang dần tiếp cận các dịch vụ đám mây thông qua dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel… cũng như từ những nhà phát triển, cung cấp trong nước như FPT, Biaki… IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT). Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây.




Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực CNTT, chi phí đầu tư hạ tầng hạn chế… Hiện nay nhiều công ty đang hoang phí tài nguyên như không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt con người. Trong khi đó, về lý thuyết, đám mây (cloud computing) sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mô khi cần.

Mặc dù điện toán đám mây hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới bởi lợi ích đáng kể mà nó đem lại, nhưng ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà với công nghệ này. Tuy nhiên theo các chuyên gia nhận định, đây chính là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm thiểu chi phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.

Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên số lượng là khá ít. Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu.

Nhưng tình hình đang được cải thiện rõ rệt. Theo khảo sát gần đây của Symantec, một công ty phần mềm hàng đầu thế giới, hiện có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ chức Việt Nam đang triển khai ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và các dự án ảo hóa khác.

Hãng bảo mật Symantec cũng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan tâm đặc biệt đến việc ứng dụng điện toán đám mây và cơ hội mà công nghệ mới này đem tới. Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy 39% doanh nghiệp trong nước hiện đang sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân (VPS), trong khi 21% đang ảo hóa máy chủ và cơ sở dữ liệu.

Một báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu Gartner nhấn mạnh tới sự phát triển của Điện toán đám mây trong bối cảnh toàn cầu hóa. Theo khảo sát, khoảng 50% doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới đang ứng dụng công nghệ hiện đại này với tốc độ tăng trưởng 17% mỗi năm. Năm 2011, doanh thu dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu lên tới 2,4 tỷ USD. Gartner dự đoán con số này sẽ tăng gần gấp 4 lần trong năm 2012.

Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong kinh doanh cũng như trong đời sống là một bước phát triển tất yếu với xu thế thời đại. Được dự đoán đây là làn sóng công nghệ thứ 3, sẽ tạo ảnh hưởng đến thói quen, tư duy ứng dụng công nghệ hiện nay. Điều khó khăn là làm thế nào để các doanh nghiệp cũng như cá nhân chấp nhận xu thế đấy.

Đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ), rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất trong quá trình tìm kiếm những công nghệ trợ giúp cho họ. Chính vì thế, các nhà cung cấp Việt Nam sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp trong nước với xu thế công nghệ thế giới. Nó yêu cầu một trình độ nhất định về công nghệ, sự am hiểu thói quen, văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam, và trên hết là khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ. Nhà cung cấp Công nghệ Điện toán đám mây ở Việt Nam làm tốt cả 3 điều trên, thì thị trường Việt Nam sẽ không chỉ còn là thị trường tiềm năng nữa.

Công nghệ Điện toán đám mây là xu thế chung của thời đại, việc đưa ra ứng dụng, phát triển rộng rãi là điều tất yếu, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nhưng để theo kịp xu thế, để thị trường phát triển mạnh thì còn nhiều điều cấp thiết. Thay đổi một tư duy làm việc, một thói quen hoạt động là điều mà các nhà cung cấp phải làm Doanh nghiệp Việt Nam nhìn ra và chấp nhận.

Điện toán đám mây” tại thị trường Thế giới


Thuật ngữ "Cloud computing" ra đời giữa năm 2007, để khái quát hướng phát triển cơ sở hạ tầng thông tin vốn đã diễn ra trong nhiều năm qua. Có thể diễn giải thuật ngữ trên một cách đơn giản : các nguồn điện toán khổng lồ (phần mềm, dịch vụ…) sẽ được đặt tại những máy chủ ảo (cloud) trên Internet thay vì trong các máy tính văn phòng, gia đình… (dưới đất) để mọi người kết nối và sử dụng bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu và từ bất cứ thiết bị nào.



Điện toán đám mây (Cloud computing) không còn là điều gì mới mẻ. Bắt nguồn từ điện toán lưới (grid computing) từ những năm 80, điện toán theo nhu cầu (Utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS), Oracle là nhà tiên phong trong việc triển khai công nghệ này. Cho đến nay, điện toán đám mây đang được phát triển và cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp, trong đó có Amazon, Google, DataSynapse, Salesforce cũng như các nhà cung cấp truyền thống Microsoft, IBM, HP… Đã được rất nhiều người dùng cá nhân cho đến các công ty lớn như L’Oréal, General Electric, Ebay, Coca-cola… chấp nhận và sử dụng.

Công ty nghiên cứu Gartner đánh giá rằng ưu tiên chính của những Giám đốc Công nghệ (CIO) sẽ là các ứng dụng doanh nghiệp ảo hóa và điện toán đám mây để giúp công ty họ bớt lo lắng về quản lý cơ sở hạ tầng thông tin, tập trung vào việc chèo lái quá trình phát triển của công ty hơn. Cũng theo đánh giá, tính đến năm 2012, 80% doanh nghiệp trong danh sách 1.000 công ty hàng đầu (theo đánh giá của tạp trí Fortune - Mỹ) sẽ sử dụng ít nhất một vài loại hình dịch vụ đám mây và khoảng 20% doanh nghiệp sẽ không còn sở hữu các tài sản hoặc hạ tầng công nghệ thông tin.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Máy chủ HP Server dành cho SMB và Datacenter tại Việt Nam


Các dòng máy chủ HP ProLiant DL120 G7, HP ProLiant DL160 G6, HP Proliant DL380 G7 là dòng máy chủ dạng rackmout. Máy chủ được trang bị bộ xử lý Intel Xeon E3-1200 series hoặc Intel Xeon E5600 series sở hữu công nghệ Vitual technology hỗ trợ ảo hóa mạnh mẽ và công nghệ turbo boost giúp hệ thống vận hành trơn tru hơn.

Các dòng máy chủ HP

Ngoài ra, hệ thống dùng bộ nhớ RAM DDR3 ECC bus 1333 MHz với chức năng tự động sửa lỗi ECC cho dữ liệu an toàn hơn. Các dòng máy chủ này thích hợp dành cho datacenter với các ứng dụng web server, mail server, application server...



Còn sản phẩm HP ProLiant ML110 G7, HP Proliant ML150 G6 là dòng máy chủ tower có độ ồn thấp, có thể đặt trong phòng làm việc, thích hợp dùng làm máy chủ ứng dụng như CRM, kế toán, quản lý kho, lưu trữ…

Các dòng máy chủ này sử dụng bộ xử lý Sandy Bridge hỗ trợ ảo hóa mạnh mẽ với tập lệnh Intel Virtualization Technology for Directed I/O (VT-d) cho phép hỗ trợ tối đa ảo hóa. Công nghệ Intel Turbo Boost Technology cho phép máy chủ tự động tăng tốc giúp tăng hiệu quả sử dụng. Ngoài ra, dòng máy này còn được trang bị ổ cứng chuyên dụng dành cho máy chủ và lưu trữ giúp dữ liệu đảm bảo an toàn hơn .

Máy chủ HP dành cho Datacenter
Từ 15/4 đến 15/5, khi mua máy chủ HP ML110 G7, DL120 G7, HP DL160 G6 với các bộ vi xử lý E3-1220, E3-1230, E5606, E5620 khách hàng sẽ được tặng một ANTIVIRUS bản quyền, giảm giá từ 20% đến 60% các loại HDD SATA, SAS, SSD, domain quốc tế theo tên công ty dạng .com/.net, website chuyên nghiệp Company theo domain đã cấp.

Ngoài ra còn có gói Hosting Pro hỗ trợ Windows/ Linux, Solutions E-mail Enterprise with 10 User, Hosting (Co-Location) 6 tháng miễn phí tại FPT FTI Datacenter, phiếu mua hàng trị giá 500.000 đồng (thông tin chi tiết và thể lệ chương trình xem tại website: www.thegioimaychu.vn)

SWITCH HP
Đặc biệt, với chương trình mua máy chủ HP lần này, khách hàng được tặng kèm HP V1410-8G 8 Port 1G chuyên dụng cho Enterprise. Khi đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tích hợp vào thiết bị các mạng hiện có của nhiều nhà cung cấp, phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu suất theo yêu cầu phát triển của đối tượng doanh nghiệp.

Mua máy chủ HP, khách hàng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi từ các trung tâm dữ liệu như VDC/VNPT IDC, Viettel, VDC Online, FTI, ODS, CMC TI... Khi đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu này, khách hàng sẽ được hỗ trợ gói Onsite Service miễn phí. Với dịch vụ Onsite Service, nếu máy chủ gặp sự cố, khách hàng chỉ cần liên lạc với công ty.

Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin như tên, mã sản phẩm, ngày mua... cho bộ phận tiếp nhận, trong vòng 4 giờ, kỹ sư sẽ đến tận nơi đặt máy chủ của khách hàng để tiếp nhận thiết bị và làm các thủ tục cần thiết. Dịch vụ bảo hành tận nơi được triển khai tại Hà Nội, TP HCM và tiếp tục mở rộng trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra, chúng tôi cam kết hỗ trợ đối tác là các doanh nghiệp tích hợp hệ thống (SI), reseller trong việc phát triển dự án: Certificate of Guarantee (Chứng thư đảm bảo của hãng), Certificate of Origin (Chứng nhận xuất xứ), Certificate of Quality (Chứng nhận chất lượng), Certificate Reseller Agency (Ủy quyền phân phối).

Giải pháp Máy chủ (Server) Bootrom


Cấu hình chuẩn áp dụng cho chương trình:


Hệ thống máy chủ được tích hợp hệ thống sử dụng Mainboard X9SCL chạy trên nền chipset C202 mới nhất của Intel phát triển cho dòng sản phẩm 1 way (Socket đơn). Sử dụng chip vi xử lí Intel Xeon Quad Core E3-1220v2 tốc độ xung nhịp 3.1Ghz, bộ nhớ đệm 8MB, công nghệ Turbo có thể đưa xung nhịp lên 3,5Ghz khi phát sinh các yêu cầu đòi hỏi khả năng xử lý cao nên việc thực hiện các phép tính điện toán số liệu, hình ảnh là điều khá đơn giản. Với CPU dòng Xeon được thiết kế chuyên dụng cho chiếc máy chủ, mỗi core luôn ở trạng thái sẵn sàng hỗ trợ cho nhau luôn bảo đảm được từng bit dữ liệu được xuất và phân bổ đến từng Client trong cùng hệ thống một cách nhanh nhất, điều này khó tìm thấy ở các CPU dòng Core i5 hoặc Core i7.




Hệ thống máy chủ được trang bị 8GB RAM có 4 x Slot RAM ECC, thế hệ bộ nhớ chuyên dụng cho máy chủ cao cấp có khả năng nhận, thực thi lệnh một cách thông minh tự khắc phục lỗi nếu xảy ra, tùy vào lượng thông tin cần xử lí tại một thời điểm, hệ thống bộ nhớ có thể nâng cấp từ thấp đến cao tùy ý từ mức 8GB RAM lên đến 32GB tùy theo số Client trên cùng hệ thống mạng.

Ngoài bộ nhớ có thể nâng cấp mức khủng nêu trên, điểm thuận lợi là khả năng mở rộng dữ liệu lên đến hàng chục Terabyte dữ liệu dễ dàng lưu chứa tài nguyên phục vụ cho hệ thống từng client bởi 6 port Sata trên hệ thống được tích hợp sẵn.

Máy chủ Server Game được trang bị sẵn 120GB ổ cứng thể rắn(SSD) cho hệ điều hành, rất an toàn và hữu ích cho việc triển khai một hệ thống máy chủ cho tất cả các Client trên một SSD.

Intel SSD tốc độ đọc ghi nhanh gấp nhiều lần so với HDD nên khả năng cập nhật, truy xuất dữ liệu đến từng Client khá nhạy. CPU E3-1220v2 Quad Core tốc độ 3.1Ghz, Chipset C202, RAM 8GB, SSD 120GB, Dual Network Gigabit tất cả trên cùng một hệ thống máy chủ chi phí đầu tư chỉ 16,2 triệu một khoản đầu tư hợp thời. Có nhiều ưu điểm như trên có thể nói Server Game do chúng tôi cung cấp là chìa khóa cho ứng dụng phòng Game ngày nay và là “lính bắn tỉa” hạ gục các khoản chi phí không cần thiết mang về “chiến tích” lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Với gói dịch vụ này khi máy chủ gặp sự cố hỏng hóc kỹ thuật phần cứng chỉ cần liên lạc với công ty. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin như tên, mã sản phẩm, ngày mua… cho bộ phận tiếp nhận, trong vòng 8 giờ đồng hồ, kỹ sư sẽ đến tận nơi đặt máy chủ của khách hàng để tiếp nhận thiết bị và làm các thủ tục cần thiết.

Hoạt động của email server


Một email không có gì đơn giản hơn là một “thông điệp chữ” – một đoạn văn bản được gửi cho người nhận. Từ buổi sơ khai cho đến tận ngày hôm nay, email luôn có khuynh hướng là đoạn văn bản ngắn mặc dù khả năng thêm và “đính kèm” làm cho nhiều email trở nên rất dài và đa dạng.



Hoạt động của email

Khi client muốn gửi email, cần phải chỉ định rõ ràng địa chỉ của người nhận dưới dạng user@domain.ext. Như trong ví dụ trên là freman.alpha@arrakis.com, email được gửi đi từ phía client với chuẩn giao thức Simple Mail Transfer Protocol – SMTP, có thể tạm hình dung đây giống như bưu điện trung gian, có nhiệm vụ kiểm tra tem và địa chỉ trên bức thư để biết điểm đến chính xác. Nhưng nó lại không hiểu rõ về domain – tên miền, khái niệm này khá trừu tượng và tương đối khó hiểu. Tại bước này, server SMTP sẽ phải liên lạc với server Domain Name System. Server DNS này tương tự như chiếc điện thoại hoặc cuốn sổ địa chỉ trên Internet, nhiệm vụ chính là biên dịch các domain như arrakis.com thành địa chỉ IP như 74.238.23.45. Sau đó, nó sẽ tìm ra bất cứ domain nào có MX hoặc server mail exchange trên hệ thống và tạm thời đánh dấu domain đó. Để đơn giản hơn, các bạn hãy hình dung quá trình này như sau: bưu điện nơi bạn gửi thư sẽ tiến hành kiểm tra trên bản đồ để xác định điểm đến, liên lạc với bưu điện tại đó để kiểm tra người nhận có hộp thư để nhận hay không.

Giờ đây, khi server SMTP đã có đủ lượng thông tin cần thiết, tin nhắn sẽ được gửi từ server đó đến server mail exchange của domain - Mail Transfer Agent (MTA). Nó sẽ quyết định chính xác thư đến sẽ đặt tại đâu, tương ứng với việc bưu điện ở khu vực người nhận sẽ chuyển thư đến địa chỉ nào thuận tiện nhất. Và sau đó, người bạn sẽ đi nhận thư, thông thường sử dụng chuẩn giao thức POP hoặc IMAP.

Mail Server là gì?


    Giới thiệu

Email: là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính.

Mail server: là máy chủ dùng để nhận và gửi mail, với các chức năng chính:

- Quản lý account.

- Nhận mail của người gửi (của những người có account) và gửi cho người nhận hoặc mail server của người nhận.

- Nhận mail từ mail server của người gửi (từ bên ngoài) và phân phối mail cho người trong hệ thống.
Tùy thuộc vào việc cài đặt mà mail-server cho phép người dùng sử dụng web-mail (web) để nhận mail (giống yahoo), hay cho phép sử dụng outlook (application), hay cả 2 (giống như gmail).



Các giao thức của email

SMTP, POP3, IMAP là giao thức được sử dụng để chuyển phát thư.mỗi giao thức là tập hợp cụ thể của các quy tắc giao tiếp giữa các máy tính.

·        SMTP (Simple Mail Transfer Porotocol). SMTP được sử dụng khi gửi từ một ứng dụng email như Postfix với một máy chủ email hoặc khi email được gửi từ một máy chủ email khác. SMTP sử dụng cổng TCP 25.

·        POP3 (Post Office Porotocol version 3) là giao thức dùng để tải email từ một máy chủ email. POP3 sử dụng cổng TCP 110.

·        IMAP (Internet Message Access Protocol) là giao thức thế hệ mới của POP. IMAP sử dụng cổng tcp 143. IMAP đặt sự kiểm soát email trên mail server trong khi nhiệm vụ của POP là tải toàn bộ thông điệp Email về client server yêu cầu. IMAP cung cấp truy cập theo ba chế độ khác nhau: offline (ngoại tuyến), online (trực tuyến) và disconnected (ngắt kết nối) truy cập vào chế độ offline IMAP giống như POP các thông điệp email được truyền đến máy client , xóa khỏi mail server và mối liên kết bị ngắt.sau đó người dùng đọc ,trả lời ,làm các việc khác ở chế độ ngoại tuyến và nếu muốn gửi thư mới thì họ phải kết nối lại.

Truy cập chế độ online là chế độ IMAP truy cập mà người dùng đọc và làm việc với thông điệp email trong khi vẫn đang giữ kết nối với mail server (kết nối mở). Các thông điệp này vẫn nẳm ở mail server cho đến khi nào người dùng quyết định xóa nó đi. Chúng đều được gắn nhãn hiệu cho biết loại để “đọc” hay “trả lời”.

Trong chế độ disconnected, IMAP cho phép người dùng lưu tạm thông điệp ở client server và làm việc với chúng, sau đó cập nhập trở lại vào mail server ở lần kết nối tiếp. Chế độ này hữu ích cho những ai dùng laptop hay truy cập mạng bằng liên két quay số điện thoại,đồng thời không muốn bỏ phí những lợi ích điểm của kho chữa thư ở mail server.


Cách đánh giá, kiểm tra chất lượng VPS và Server Linux



Nếu bạn đang sử dụng VPS hoặc Server từ nhà cung cấp nào đó, tất nhiên bạn sẽ muốn có những thông tin chi tiết về chất lượng của VPS hoặc Server mà bạn đang sử dụng. xTraffic.pep.vn sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra và đánh giá chất lượng của VPS hoặc Server Linux bằng cách sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ khác nhau.




Để thực hiện được theo bài hướng dẫn này, đầu tiên bạn cần phải có những điều kiện sau :

Bạn phải có quyền quản trị root trên VPS hoặc Server của mình

VPS hoặc Server sử dụng hệ điều hành CentOS

Phần mềm để đăng nhập SSH vào VPS hoặc Server từ máy tính của bạn (mình hay sử dụng PuTTY).

Hướng dẫn cách cài đặt Mail Server với Postfix, Dovecot & Cyrus SASL


Nếu bạn đang muốn xây dựng một hệ thống Mail Server cho công ty của bạn thì bài viết này của xTraffic.pep.vn sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng hệ thống Mail Server tốt nhất với Postfix, Dovecot & Cyrus SASL trên Linux

Hướng dẫn cách cài đặt Mail Server với Postfix, Dovecot & Cyrus SASL - Cyrus SASL Dovecot Linux Mail Server Postfix - Webmasters Tools




Email Server

Thông tin về Postfix, Dovecot & Cyrus SASL

Postfix là gì? ( http://www.postfix.org/ )

Postfix là chương trình mã nguồn mở và miễn phí (free and open-source) dùng để gửi thư điện tử (Mail Transfer Agent – MTA) được tạo ra ban đầu tại IBM với mục tiêu là thay thế chương trình gửi mail phổ biến là Sendmail. Postfix được phát triển dựa trên mục tiêu là nhanh, dễ quản lý và bảo mật.

Dovecot là gì? ( http://dovecot.org/ )

Dovecot cũng là phần mềm miễn phí mã nguồn mở được dùng để nhận email bằng IMAP và POP3. Dovecot nhanh, dễ dàng cài đặt, dễ quản lý, bảo mật cao và sử dụng rất ít bộ nhớ. (Website : )

Cyrus SASL là gì? ( http://www.cyrusimap.org/ )

Cyrus SASL (Simple Authentication Security Layer) là một thư viện được dùng để xác thực giữa máy khách và máy chủ bằng nhiều phương pháp mã hoá.